Chế độ tập luyện với khớp háng nhân tạo.
Chế độ tập luyện và một số điểm cần lưu ý đối với bệnh nhân sau mổ thay khớp háng
.entry-header
Phẫu thuật thay khớp háng ngày nay đã được chứng minh là một giải pháp điều trị rất hiệu quả, an toàn cho những người có những chấn thương, bệnh lý về khớp háng. Tuy vậy, sau phẫu thuật, người bệnh cần nắm được những thông tin cần thiết, đặc biệt phải thực hiện các bài tập nhằm tăng cường sức khỏe cho cơ vùng đùi và quanh khớp háng, tăng độ linh hoạt cho khớp sau phẫu thuật thì hiệu quả mang lại mới cao nhất.
Trên thực tế, do điều kiện bệnh nhân quá tải, người bệnh chưa được các bác sĩ dành thời gian nhiều để hướng dẫn, tư vấn chế độ vận động, tập luyện sau mổ một cách chi tiết. Vì vậy, bài viết này hy vọng phần nào giúp người bệnh sau mổ thay khớp háng có nhiều thông tin hơn, biết được các bài tập cơ bản, tránh một số động tác dễ gây trật khớp, góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sử dụng khớp háng nhân tạo.
Sơ lược về khớp háng.
Khớp háng
Khớp háng là khớp nối liền giữa xương đùi và xương chậu, là khớp lồi cầu-ổ cối, trong đó chỏm xương đùi có hình cầu (tròn) di động xoay tròn trong ổ cối (hõm cối). Không giống như khớp kiểu bản lề của khớp gối, chỉ cử động hai hướng là gấp và duỗi, khớp háng chuyển động nhiều hướng: gấp duỗi, dạng khép, xoay trong xoay ngoài. Biên độ vận động lớn nhưng khớp háng không dễ trật vì có hệ thống dây chằng bao khớp, đặc biệt là hệ thống cơ quanh khớp rất chắc, khỏe. Hệ thống cơ này giúp khớp háng thực hiện được nhiều động tác như: đi, chạy, ngồi, bước lên, xuống cầu thang…
Sơ lược về khớp háng nhân tạo.
Khớp háng nhân tạo
Khớp háng nhân tạo có hai phần:
• Một ổ cối (Cup) được gắn chặt vào xương chậu
• Một chỏm hình cầu nối với cán dài hình mỏ, gắn chặt vào ống tủy đầu trên xương đùi.
Khớp háng nhân tạo có biên độ vận động khá tốt, mặc dù có hạn chế hơn một chút so với khớp bình thường. Khi gắn vào cơ thể, khớp háng nhân tạo được cố định vững chắc vào xương chậu và ống tủy xương đùi. Hệ cơ và dây chằng, bao khớp xung quanh giữ cho khớp không bị trật mỗi khi vận động, cơ càng khỏe thì nguy cơ trật khớp sau mổ càng thấp. Đây là lý do tại sao tập luyện sau mổ có vai trò quan trọng.
Trước mổ do tình trạng đau, chân ít vận động trong nhiều tháng nhiều năm gây nên tình trạng teo cơ vùng mông, đùi, làm cho cơ yếu hơn bình thường. Nguy cơ trật khớp háng nhân tạo sẽ cao nhất trong 6-8 tuần đầu sau mổ. Để tránh nguy cơ này, người bệnh sau mổ cần thảo luận cùng bác sĩ mổ, điều dưỡng, bác sĩ phục hồi chức năng để biết cách phòng tránh.
Trật khớp thường dễ xẩy ra khi:
‒ Bệnh nhân bắt chéo chân mổ sang bên chân lành
‒ Ngồi thấp, háng gấp quá 90 độ
‒ Xoay chân mổ vào trong, hay xoay người đột ngột sang bên chân có khớp nhân tạo.
Để đề phòng trật khớp háng sau mổ, nên đặt một gối nhỏ giữa hai chân khi nằm tránh khép háng. Gối này đặt thường xuyên ngay sau mổ và trong suốt thời gian nằm viện.
Trong hai tuần đầu sau mổ, không được ngồi trên giường hoặc trên ghế và vươn người về phía trước. Thời gian về sau, khi cơ vùng quanh khớp háng khỏe lên, những động tác này có thể được cải thiện.
Tập luyện.
Trong quá trình tập luyện, người bệnh có thể bước đi bình thường với khớp háng mới, tuy nhiên mới đầu sẽ đau và có cảm giác cứng khớp. Khi đó bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyên bệnh nhân nên dùng nạng hỗ trợ khi đi lại và tỳ chân mức độ hợp lý, cùng với qui trình tập luyện được bác sĩ phục hồi chức năng đưa ra, người bệnh sẽ thích nghi dần và đau sẽ giảm dần, đến lúc sẽ hết đau.
Mục đích tập phục hồi chức năng là làm khỏe cơ và tăng dần biên độ vận động của khớp háng. Quá trình tập luyện của người bệnh phải được bác sĩ phẫu thuật phối hợp bác sĩ phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng viên kiểm tra và hướng dẫn.
Ngay sau mổ, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau và bắt đầu chương trình tập luyện ngay. Khi tình trạng đau đã hết, cường độ tập sẽ được tăng dần.
Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần ghi nhớ một số điểm quan trọng. Để khớp mới được khỏe hơn, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
Khởi đầu khi tập từ từ và tăng dần. Đặt ra cho mình những mục tiêu cần đạt được, ví dụ như:
‒ Đi bộ được 100 mét
‒ Bước lên và xuống cầu thang
‒ Đi dạo quanh một con phố nhỏ
Trong quá trình luyện tập có thể xuất hiện những bất thường thì phải hỏi bác sĩ ngay.
Một số bài tập có thể giúp làm khỏe cơ và giúp khớp mới linh hoạt hơn.
Tập cơ mông: bệnh nhân nằm ngửa, gồng cơ mông (ép hai mông lại gần nhau) trong vòng 5-10 giây, lặp lại 15-20 lần.
Tập gấp gối và háng: nằm ngửa, co chân mổ lên (gối gấp 40-60 độ) và giữ 10-15 giây rồi duỗi ra, lặp lại 15-20 lần.
Tập khép và dạng háng: nằm ngửa hai chân duỗi thẳng, từ từ dạng chân ra rồi khép chân vào, đổi bên, lặp đi lặp lại 15-20 lần.
Duỗi háng: nằm ngửa, hai chân co. Từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ trong vòng 5 giây, lặp đi lặp lại trong vòng 15-20 lần.
Tập cơ tứ đầu: nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Duỗi chân hết mức từng bên (gồng cơ tứ đầu) và giữ trong 5 giây, thả lỏng 5 giây rồi lặp lại. Tập trong vòng 10 phút.
Nằm ngửa, kê một gối dưới khoeo, để gối gấp chừng 30-40 độ, rồi duỗi thẳng gối từng bên, giữ 5 giây. Lặp lại 15-20 lần.
Tập khớp cổ chân: nằm ngửa, kê một gối nhỏ dưới bắp chân để gót nâng khỏi mặt giường, duỗi tối đa bàn chân giữ trong 5 giây, rồi gấp tối đa bàn chân, giữ 5 giây. Lặp lại 15-20 lần.
Chườm nóng và lạnh.
Chườm lạnh giúp giảm sưng nề, giảm đau. Chườm lạnh mỗi lần trong vòng 15-20 phút.
Chườm nóng giúp giãn cơ, làm tăng độ linh hoạt của khớp. thời gian chườm nóng là 15-20 phút.
Những điều người bệnh nên làm và không được làm.
Người bệnh phải ghi nhớ những gì được phép làm và không được phép làm, đặc biệt là trong những tháng đầu sau mổ.
Tránh nguy cơ trật khớp, người bệnh không nên:
‒ Gấp đùi quá nhiều về phía bụng
Không gấp đùi quá mức
‒ Xoay chân vào trong
‒ Ngồi bắt chéo chân mổ
Không ngồi bắt chéo chân
‒ Ngồi xổm
Không ngồi ghế thấp
‒ Ngồi hố xí thấp
Ngồi hố xí bệt đứng tư thế (chân chạm đất, thân mình dựng thẳng đứng)
‒ Cố cúi khom người khi đi tất, đi giầy
‒ Nằm ngiêng về phía chân lành khi ngủ
Không nằm nghiêng khi ngủ
Người bệnh nên:
‒ Ngồi ghế cao
‒ Ngồi hố xí cao
‒ Thường xuyên đặt gối giữa hai chân khi ngủ, đặc biệt trong thời gian đầu sau mổ
‒ Kê một gối đủ dày giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng
‒ Khi đi tất, dày nên nhờ người khác hỗ trợ.
‒ Giảm cân nếu thừa cân; lên kế hoặc đầy đủ khi đi công tác xa, đi du lịch…
Một số lưu ý khác:
‒ Đi bộ đơn thuần không thay thế được các bài tập khác
‒ Chưa nên ngồi lái xe ô tô khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
‒ Nên được bác sĩ tư vấn khi quan hệ vợ chồng
‒ Phải khai báo bác sĩ có khớp nhân tạo khi phải tiến hành các cuộc phẫu thuật khác.
Tóm lại.
Phẫu thuật thay khớp háng mang lại cho người bệnh nhiều lợi ích, cải thiện chất lượng cuộc sống rất đáng kể. Kết quả lâu dài phụ thuộc nhiều vào sự cố gắng tập luyện của người bệnh. Ngoài tập luyện, trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cần ghi nhớ những điều nên làm và không được làm để tránh nguy cơ trật khớp, gãy xương. Giảm mức độ hoạt động, cố gắng giảm cân đều góp phần tăng sức bền cho khớp. Sau mổ thay khớp háng, người bệnh cơ bản có chất lượng cuộc sống như người bình thường.
Thạc sĩ Dương Đình Toàn
Thích
Chia sẻ
92
Google +1 Button
Place this tag where you want the +1 button to render
1
Chia sẻ
20
.entry-content
#post
Tin liên quan
- Bệnh viêm cột sống dính khớp
1. ĐỊNH NGHĨA: Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một thấp viêm đặc trưng bởi... - Những nguyên nhân gây đau khớp háng
Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp: Thoái... - Thay khớp háng cho người cao tuổi - Giải pháp khi bị gãy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là một tai nạn rất hay gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân thường... - Phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn
Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng phổ biến và đang được xếp hạng là loại... - Vài nét tìm hiểu về Khớp háng nhân tạo
Thay khớp háng là một câu chuyện thành công lớn của nền y học nói chung và của... - Gãy xương sau thay khớp háng - một biến chứng nặng nề, hướng xử lý
Gãy xương sau mổ thay khớp háng là một biến chứng nặng nề, thông thường phải... - Người bệnh cần chuẩn bị những gì trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp háng?
Trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh phải được bác sĩ... - Những tổn thương, bệnh lý nào của khớp háng có nguy cơ phải thay khớp?
Thời kỳ đầu, chỉ định phẫu thuật thay khớp háng còn khá hạn chế, chủ yếu...
Đã gửi từ iPhone của tôi